Hiệp hội Thép Thế giới

Hiệp hội Thép Thế giới dự báo rằng nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 2,3% trong năm nay, điều chỉnh dự báo từ mức tăng 0,4%. Môi trường kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể, do lạm phát cao và các động thái tăng lãi suất, song song đó là sự suy thoái của Trung Quốc do chính sách Zero COVID và sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản.

Quý III và Quý IV/ 2022 Ngành thép vẫn không thể phục hồi, Nhiều Doanh nghiệp thua lỗ

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt 150,6 triệu tấn trong tháng 8, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng không ngoại lệ

Trong khi đó, giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh. Cụ thể, giá các loại quặng sát, thép phế, than cốc liên tục giảm từ hồi đầu quý II đến nay, với mức giảm 50% so với quý I/2022, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thép.

Tại Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,808 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 19,261 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường thép cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

Dự báo về thị trường thép trong thời gian tới,  Hiệp hội Thép Thế giới dự kiến, nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 2,3% trong năm nay, điều chỉnh dự báo từ mức tăng 0,4%. Môi trường kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể, do lạm phát cao và các động thái tăng lãi suất, song song đó là sự suy thoái của Trung Quốc do chính sách Zero COVID và sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản

Trong khi đó, nhận định về thị trường thép trong nước từ nay đến cuối năm, Hiệp hội thép Việt Nam cho rằng trong quý IV/2022 mới có thể khởi sắc, bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, trong 9 tháng đầu năm, kinh tế toàn cầu khó khăn
khi lạm phát tăng cao, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm lại, trong đó có các ngành
công nghiệp sử dụng thép. Những hậu quả của thế giới hiện đại của các nền kinh tế liên
kết với nhau được thấy rõ ràng hơn khi các xung đột chiến tranh. Khi thế giới đang đứng
trước bờ vực của một cuộc suy thoái tiềm ẩn sâu sắc, một phần là xung đột Nga Ukrainaie, ngành thép đã trở thành một thiệt hại rõ ràng.
Sau khi giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 7, sản lượng thép thô toàn cầu đã
giảm 3% trong tháng 8. Mặc dù phương trình rất đơn giản – cầu giảm kéo theo cung giảm
nhưng lý do là rất nhiều và phức tạp. Tại châu Âu , ArcelorMittal – nhà sản xuất thép lớn
thứ hai thế giới, đã ngừng hoạt động các lò cao ở Đức, Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha và
dự báo sản lượng ở châu Âu sẽ thấp hơn 17% so với năm ngoái. Adolfo Aiello, Phó giám
đốc liên đoàn thép châu Âu, Eurofer cho biết: “Nếu cuộc khủng hoảng năng lượng không
được giải quyết trong thời gian ngắn, tình trạng ngừng sản xuất tạm thời có thể trở thành
vĩnh viễn”.
Theo đó, giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh, cụ thể giá các loại quặng sát,
thép phế, than cốc hồi đầu quý II và quý III/2022 đến nay liên tục giảm, với mức giảm 50%
so với hồi quý I/2022, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản
xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thép.
Diễn biến giá thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
– Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc ngày 6/10/2022 giao dịch ở mức khoảng
255,5 USD/tấn FOB, giảm hơn nữa so với mức 520 USD hồi tháng 4/2022 trước đó.
– Quặng sắt loại (62%) ngày 6/10/2022 giao dịch ở mức 95,45 -95,95 USD/Tấn CFR cảng
thiên tân, Trung Quốc, giảm khoảng 2,3 USD/tấn so với thời điểm tháng 9/2022.

0949 267 789