Cọc khoan nhồi là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng

Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là phương pháp được ứng dụng phổ biến khi xây dựng nền móng, được sử dụng để gia cố các công trình lớn và yêu cầu chịu tải cao. Kỹ thuật này cho phép tạo ra cọc bê tông trực tiếp tại công trường thông qua quá trình khoan và đổ bê tông, đảm bảo sự ổn định cũng như khả năng chịu lực của móng công trình. Bạn hãy theo dõi bài viết này của Sắt Thép Minh Quân để hiểu chi tiết hơn những đặc điểm của khoan cọc nhồi.

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi (cọc thay thế) là dạng móng bê tông cốt thép chuyên dụng để chịu tải trọng thẳng đứng. Loại cọc này được thi công tại chỗ, tức là được tạo ra ngay tại công trường, khác biệt với các loại móng cọc bê tông khác như cọc quay hay cọc bê tông cốt thép đúc sẵn. 

Cọc khoan nhồi sâu bao nhiêu? Độ sâu lớn và đường kính đa dạng, đường kính trung bình từ 60 đến 300cm, tùy thuộc vào yêu cầu của từng công trình. Cụ thể, các cọc có đường kính nhỏ hơn 80cm được phân loại là cọc nhỏ, lớn hơn 80cm là cọc lớn.  

Tiêu chuẩn cọc khoan nhồi thi công và nghiệm thu:

  • TCVN 5308:1991.
  • TCVN 9393:2012.
  • TCVN 9396:2012.
  • TCVN 9397:2012.
Bản vẽ cọc khoan nhồi
Bản vẽ cọc khoan nhồi

Cấu tạo cọc khoan nhồi

Khoan nhồi cọc được thiết kế với cấu trúc phức tạp, mang lại sự chắc chắn và khả năng ứng dụng cao. Các thành phần chính và cấu tạo cốt thép cọc khoan nhồi bao gồm:

Cốt thép dọc

Số lượng và đường kính của cốt thép dọc được bố trí tùy theo yêu cầu thiết kế. Đường kính tối thiểu là d12, với hàm lượng thép cho cọc chịu nén dao động từ 0.2% đến 0.4%. Đối với cọc chịu uốn, chịu kéo hoặc chịu nhổ, hàm lượng thép nằm trong khoảng 0.4% đến 0.65%. Khoảng cách tối thiểu giữa các cốt thép dọc là 10 cm. Nếu cọc chịu nén đúng tâm, chỉ cần bố trí cốt thép ở phần đầu cọc, 100% ở đầu và giảm dần về phía chân cọc để đảm bảo độ bền.

Cốt thép đai

Đường kính cốt thép đai nằm trong khoảng d6 đến d12, khoảng cách tối thiểu giữa các đai là 200-300 mm. Thiết kế đường kính và khoảng cách cốt thép đai có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu cụ thể của dự án.

Thép đai gia cố

Thép đai gia cố có đường kính từ d8 đến d20, được đặt bên trong lòng thép nhằm tăng cường độ chắc chắn trong quá trình thi công. Các đoạn thép đai này cách nhau khoảng 2 mét.

Con kê bảo vệ cốt thép

Con kê được sử dụng để tạo ra lớp bảo vệ cho cốt thép, với lớp bê tông bảo vệ dày từ 5 đến 7 cm. Con kê bằng xi măng có lỗ giữa được sử dụng trong quá trình lắp đặt cốt thép.

Ống thăm dò

Số lượng ống thăm dò phụ thuộc vào kích thước của cọc khoan:

  • Cọc có đường kính nhỏ hơn 1 mét cần 3 ống
  • Cọc từ 1 đến 1.3 mét cần 4 ống
  • Cọc lớn hơn 1.3 mét cần từ 5 ống trở lên. 

Ống thăm dò được làm bằng thép hoặc nhựa, tuy nhiên, ống thăm dò bằng thép được khuyến cáo cho cọc có đường kính trên 1.5 mét hoặc chiều dài cọc khoan nhồi lớn hơn 25 mét.

Móc treo cọc khoan nhồi

Móc treo cần được làm từ vật liệu cốt thép chuyên dụng và gia công theo đúng thiết kế, đảm bảo độ chắc chắn cao. Các lồng cốt thép được chế tạo thành từng đoạn để thuận tiện cho việc lắp ráp, với thép chủ được nối bằng 50% nối buộc và 50% nối bằng cóc.

Những bộ phận cấu tạo khoan cọc nhồi
Những bộ phận cấu tạo khoan cọc nhồi

Một số loại khoan cọc nhồi phổ biến

Với sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng, các phương pháp thi công cọc khoan cũng đa dạng hóa để phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau:

  • Cọc khoan thường: Được tạo ra bằng các phương pháp khoan rửa ngược hoặc khoan gầu.
  • Cọc khoan mở rộng đáy: Loại cọc này có đường kính đáy lớn hơn so với thân cọc, giúp tăng khả năng chịu tải lên từ 5 đến 10% so với cọc khoan thông thường.
  • Cọc barrette: Được thiết kế với các hình dạng tiết diện như hình chữ nhật, chữ thập, chữ H hoặc chữ I. Việc tạo lỗ cho loại cọc này sử dụng gầu khoan, giúp tăng khả năng chịu tải lên tới 30% nhờ vào sức mang tải bên.
  • Cọc khoan có rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy: Đây là loại cọc hiện đại nhất, có sức chịu tải được tăng lên từ 200% đến 300%, tối ưu hóa độ bền của bê tông trong cọc.

Ưu nhược điểm cọc khoan nhồi

Khoan cọc nhồi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống khác nhưng cũng đi kèm với một số hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:

Ưu điểm:

  • Cấu tạo bê tông liền khối, giúp tăng cường khả năng chịu lực, chịu tải trọng lớn so với các loại cọc khác.
  • Việc điều chỉnh đường kính, độ sâu của cọc một cách linh hoạt giúp tối ưu hóa thiết kế móng, phù hợp với nhiều loại địa chất và tải trọng công trình.
  • Được thi công trên nhiều loại địa hình, kể cả những khu vực có địa chất phức tạp, đất cứng hoặc đá.
  • Quá trình thi công tạo ra ít tiếng ồn và độ rung, giảm thiểu tác động đến các công trình lân cận, môi trường xung quanh.
  • Nhờ việc tối ưu hóa số lượng cọc và loại bỏ các công đoạn phức tạp, giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian thi công.
Khoan nhồi cọc có khả năng chịu lực tốt
Khoan nhồi cọc có khả năng chịu lực tốt

Hạn chế:

  • Quá trình thi công có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như mưa, bão, gây khó khăn và làm tăng chi phí.
  • Quá trình thi công yêu cầu kỹ thuật cao và máy móc hiện đại, đội ngũ thi công có kinh nghiệm.
  • Nếu quá trình khảo sát địa chất không được thực hiện kỹ lưỡng hoặc thi công không đảm bảo, có thể xảy ra các sự cố như co thắt cọc, thay đổi tiết diện cọc, bê tông bị rửa trôi.

Quy định thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi

Thi công cọc khoan nhồi là quá trình cần sự chính xác cao và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật. Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Xác định loại đất, độ cứng, mực nước ngầm để lựa chọn loại cọc và thiết kế phù hợp.
  • Bước 2: Sử dụng các thiết bị đo đạc để xác định chính xác vị trí cọc trên thực địa.
  • Bước 3: Ống vách được ép xuống đất để tạo thành hố khoan, ngăn đất sạt lở và giữ ổn định thành hố.
  • Bước 4: Sử dụng máy khoan chuyên dụng để tạo ra lỗ khoan có đường kính và độ sâu theo thiết kế.
  • Bước 5: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ đất đá, bùn, nước và vật cản khác trong hố khoan.
  • Bước 6: Kiểm tra lại hố khoan để đảm bảo đã sạch và sẵn sàng cho công đoạn tiếp theo.
  • Bước 7: Lồng thép được gia công theo thiết kế, đảm bảo đúng kích thước và số lượng.
  • Bước 8: Hạ lồng thép xuống hố khoan và cố định chắc chắn.
  • Bước 9: Bê tông được trộn theo tỷ lệ thiết kế, đảm bảo chất lượng và độ đồng đều.
  • Bước 10: Sử dụng ống đổ bê tông để đưa bê tông xuống hố khoan và đảm bảo bê tông được phân bố đều.
  • Bước 11: Kiểm tra độ kín khít của cọc, vị trí, chiều cao và chất lượng bê tông.
  • Bước 12: Bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước thường xuyên để đảm bảo bê tông đạt cường độ thiết kế.
  • Bước 13: Làm sạch mặt bằng xung quanh cọc, thi công bệ móng theo thiết kế, đảm bảo liên kết chắc chắn giữa cọc và bệ móng.
Quy định thi công và nghiệm thu khoan nhồi cọc 
Quy định thi công và nghiệm thu khoan nhồi cọc

Báo giá cọc khoan nhồi

Bảng giá cọc khoan nhồi tham khảo:

Đường kính 

(mm)

Đơn vị

  (m)

Giá nhân công

      (VNĐ)

Giá vật tư 

  (VNĐ)

D300 m 180.000 260.000
D400 m 220.000 340.000
D500 m 260.000 450.000
D600 m 300.000 650.000
D800 m 700.000 950.00
D1000 m 950.000 1.200.000

Lưu ý: Giá cọc khoan nhồi chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hãy liên hệ với nhà cung cấp uy tín để được các chuyên viên tư vấn và báo giá chi tiết. 

Với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cọc khoan nhồi. Khoan nhồi cọc là bộ phận quan trọng của công trình nên cần được thi công cẩn trọng để đảm bảo khả năng chịu lực. Nếu quý khách đang cần mua sắt thép chất lượng cao để thi công loại móng bê tông này, hãy liên hệ với Sắt Thép Minh Quân để sở hữu sản phẩm tốt với mức giá hợp lý.

Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:

  • Website: https://satthepminhquan.com.vn
  • Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
  • Điện thoại: 0968.973.689
  • Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
  • Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com