Đà kiềng là gì? Kích thước, cấu tạo và tác dụng của đà kiềng

đà kiềng là gì

Đà kiềng là thành phần quan trọng trong hệ thống móng của công trình xây dựng, đóng vai trò chủ chốt trong việc gia cố, liên kết cột và móng với nhau, tăng cường sự ổn định, bền vững cho toàn bộ công trình. Các chủ thầu nên hiểu chi tiết về cấu tạo, kích thước, tác dụng và bố trí thép đà kiềng để quá trình diễn ra thuận lợi, an toàn. Bạn hãy cùng Sắt Thép Minh Quân tìm hiểu đà kiềng là gì? Và những thông tin liên quan đến đà kiềng ngay bên dưới đây.

Đà kiềng là gì?

Đà kiềng (Plinth beam) là cấu kiện không thể thiếu trong hệ thống móng, giúp liên kết và giằng chặt các chân cột lại với nhau. Đà kiềng giúp ổn định vị trí, giữ khoảng cách đều giữa các chân cột, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bị nghiêng trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, đà kiềng còn nâng đỡ cột, tạo nền tảng vững chắc để xây tường. Nằm ở vị trí cao hơn đài móng, đà kiềng và cột kết hợp tạo thành bộ khung kiên cố, chịu lực chính cho toàn bộ công trình.

Đà kiềng là cấu kiện liên kết và giằng chặt các chân cột lại với nhau
Đà kiềng là cấu kiện liên kết và giằng chặt các chân cột lại với nhau

Đà kiềng kích thước bao nhiêu?

Tùy thuộc vào quy mô công trình và phương pháp thi công móng, kích thước đà kiềng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.  

Đà kiềng móng cọc cừ tràm 

Việc chọn kích thước đà kiềng do các kỹ sư xây dựng quyết định để đảm bảo an toàn, gồm 2 giải pháp:

  • Cao độ đà kiềng ngang dọc bằng nhau và bằng cao độ của đài cọc

Vị trí nối thép đà kiềng ở những khu vực không chịu tải trọng động như, không có xe tải qua lại. Ưu điểm của phương án này là dễ thi công, tạo tính liền khối tốt giữa cọc, đài cọc và đà kiềng, đồng thời tiết kiệm được bê tông. Tuy nhiên, hệ thống cấp thoát nước sẽ khó thi công hơn do phải đào sâu dưới đáy đà kiềng để lắp đặt ống.

  • Cao độ đà kiềng bằng cao độ đài cọc, đáy đà kiềng dọc bằng cao độ đài cọc

Phương án này phổ biến cho nhà phố, giúp dễ thi công hệ thống cấp thoát nước. Tuy nhiên, việc lắp đặt ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông đà kiềng cùng cột phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn xây dựng.

Đà kiềng móng đơn và móng băng 

Cao độ mặt trên của đà kiềng thấp hơn nền hoàn thiện từ 7-10cm để dành chỗ cho các lớp bê tông nền, vữa lót và gạch lát. Không nên bố trí thép đà kiềng quá thấp rồi xây bó nền bằng gạch, vì nước có thể thấm qua bó nền, làm tường phía trên bị ẩm, gây ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của công trình.

Đà kiềng móng đơn và móng băng
Đà kiềng móng đơn và móng băng

Tác dụng của đà kiềng là gì?

Đà kiềng có tác dụng gì? Đà kiềng là một thành phần không thể thiếu trong kết cấu nhà, đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự ổn định cũng như bền vững của công trình. Với chức năng chính là chống lún lệch móng và nâng đỡ các bức tường, đà kiềng giúp phân tán lực tác động lên móng, hạn chế tình trạng nứt tường, nâng cao tuổi thọ của ngôi nhà.

Đặc biệt, trong các công trình nhà phố, việc sử dụng móng cọc có thể dẫn đến sự lệch tâm giữa cột và cọc. Đà kiềng lúc này sẽ phát huy tối đa khả năng chịu lực uốn, giúp phân phối đều tải trọng và giảm thiểu nguy cơ sụt lún.

Bên cạnh đó, đà kiềng còn có các tác dụng khác như:

  • Định vị và cố định cột: Giữ khoảng cách ổn định giữa các cột, đảm bảo cấu trúc nhà luôn vững chắc, ngay cả khi thi công tầng trên.
  • Tăng cường độ cứng cho kết cấu: Tham gia vào hệ thống chịu lực của ngôi nhà, giúp phân tán ứng suất và giảm thiểu tác động của các yếu tố ngoại lực.
  • Bảo vệ tường: Chịu tải trọng từ tường, ngăn ngừa tình trạng nứt tường, đảm bảo tính thẩm mỹ và tăng tuổi thọ cho công trình.
Đà kiềng giúp ổn định vị trí cột, giữ khoảng cách đều giữa các chân cột, ngăn ngừa bị nghiêng 
Đà kiềng giúp ổn định vị trí cột, giữ khoảng cách đều giữa các chân cột, ngăn ngừa bị nghiêng

Kỹ thuật bố trí thép đà kiềng

Để ngôi nhà vững chắc và bền bỉ theo thời gian, việc thi công đà kiềng đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Các bước thực hiện chi tiết:

  • Bước 1: Lắp đặt khung cốt thép: Các thanh thép được uốn cong và buộc chặt lại với nhau tạo thành khung chắc chắn. Sau đó, khung thép này được đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế. Để bảo vệ lớp bê tông, kỹ sư sẽ kê những viên gạch hoặc tấm nhựa dày khoảng 3cm dưới khung thép.
  • Bước 2: Lắp đặt khuôn: Khuôn bê tông được làm bằng gỗ hoặc vật liệu tương tự. Các tấm ván được ghép lại tạo thành hộp bao quanh khung thép. Việc điều chỉnh và cố định khuôn đảm bảo cho đà kiềng có hình dạng, kích thước chính xác như thiết kế.
  • Bước 3: Đổ bê tông: Bê tông được trộn theo tỷ lệ thích hợp và đổ vào khuôn. Để bê tông đặc chắc và không có lỗ rỗng, kỹ sư sử dụng máy đầm để rung lắc hỗn hợp bê tông.
  • Bước 4: Tháo khuôn: Sau khi bê tông đã đông cứng hoàn toàn ( sau 1-2 ngày), khuôn được tháo ra một cách cẩn thận. Việc tháo khuôn quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của đà kiềng.

Những điều cần lưu ý khi thi công đà kiềng

Để đảm bảo tuổi thọ và khả năng chịu lực của công trình, việc thi công đà kiềng cần tuân thủ một số quy tắc kỹ thuật sau:

  • Lớp bảo vệ cốt thép: Độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép cần được đảm bảo, đặc biệt ở những khu vực ngập mặn. Việc sử dụng bê tông có phụ gia chống mặn là cần thiết để bảo vệ cốt thép khỏi sự ăn mòn của muối biển.
  • Phân bố cốt thép: Do đặc thù chịu lực của đà kiềng, việc bố trí cốt thép cần được tính toán kỹ lưỡng. Cụ thể, ở giữa nhịp của đà kiềng, lượng thép ở phía trên cần nhiều hơn phía dưới để chống lại lực uốn vồng lên.
  • Kiểm tra và lắp đặt khuôn: Việc kiểm tra kích thước, vị trí của khuôn trước và sau khi đổ bê tông là điều thiết yếu. Điều này giúp tránh sai sót trong quá trình thi công, đảm bảo đà kiềng có kích thước và vị trí chính xác như thiết kế.
Thi công đà kiềng cần tuân thủ quy tắc kỹ thuật nghiêm ngặt
Thi công đà kiềng cần tuân thủ quy tắc kỹ thuật nghiêm ngặt

Phân biệt dầm móng, đà kiềng và đà giằng

Đà giằng, đà kiềng và giằng móng là những cấu kiện không thể thiếu trong xây dựng, nhưng mỗi loại đều có đặc điểm cũng như chức năng riêng. Dưới đây là bảng phân biệt giữa đà giằng, đà kiềng và dầm móng:

Tiêu chí Đà kiềng Đà giằng Dầm móng
Vị trí Chân cột, cao hơn đài móng Phần trên của công trình, dưới mái hoặc giữa các tầng Phía dưới của hệ thống móng, kết nối các đài móng
Chức năng Định vị, giữ khoảng cách giữa các chân cột, chịu lực từ tường và truyền xuống móng Giằng giữ tường, cột, chống tác động ngang như gió Liên kết các móng, phân tán tải trọng đều ra móng
Công dụng Kết hợp với cột tạo khung chịu lực, chống lún, phân tán tải trọng Tăng cường độ cứng, ổn định kết cấu, chống nghiêng, nứt Ngăn chặn lún lệch, tăng tính ổn định của hệ móng
Loại tải trọng chịu được Tải trọng thẳng đứng từ tường, cột Tải trọng ngang như gió, động lực Tải trọng thẳng đứng, hỗ trợ chia tải cho móng
Mục đích sử dụng Ổn định chân cột, hỗ trợ chịu lực của tường và sàn Bảo vệ kết cấu tường, chống xê dịch do lực ngang Liên kết móng, chống lún, hỗ trợ sự ổn định của toàn bộ công trình

Lời kết

Với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ đà kiềng là gì? Đà kiềng là giải pháp hiệu quả giúp công trình có khả năng chịu lực tốt hơn, đặc biệt trên nền đất yếu. Mặc dù đà kiềng và cốp pha bằng gạch có thể tăng thêm chi phí, nhưng bù lại, chúng mang lại sự ổn định, rút ngắn thời gian thi công. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hay cần mua sắt thép để thi công đà kiềng, hãy liên hệ trực tiếp với Sắt Thép Minh Quân để được vấn vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:

  • Website: https://satthepminhquan.com.vn
  • Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
  • Điện thoại: 0968.973.689
  • Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
  • Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com