Mác thép là gì? Phân loại, bảng tra mác thép Việt Nam

Mác thép là gì

Sắt thép là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng, được phân loại và đánh giá chất lượng thông qua hệ thống ký hiệu đặc biệt mác thép. Mỗi mác thép đại diện cho loại vật liệu sắt thép riêng biệt, với những đặc tính vật lý, hóa học và ứng dụng khác nhau. Vậy mác thép là gì? Tại sao mác thép quan trọng? Được phân loại ra sao? Hãy cùng Sắt Thép Minh Quân tìm hiểu chi tiết thông tin trong bài viết này.

Mác thép là gì?

Mác thép là thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ khả năng chịu lực hay độ bền của thép. Nói cách đơn giản, mác thép thể hiện khả năng chịu lực của vật liệu, cho biết thép có thể chịu được mức lực lớn hay nhỏ. Mác thép được quy định theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như TCVN, JIS, BS, ASTM, mỗi tiêu chuẩn sử dụng ký hiệu riêng để phân biệt thép dựa trên thành phần hóa học, tính chất cơ lý cũng như ứng dụng của chúng.

Mác thép chỉ khả năng chịu lực hay độ bền của thép
Mác thép chỉ khả năng chịu lực hay độ bền của thép

Phân loại mác thép

Các loại mác thép phổ biến được sử dụng trong xây dựng gồm SD295, Gr 60, Grade 460, CB300-V, CB500-V,… Tiêu chuẩn sản xuất mác thép tại Việt Nam được quy định bởi TCVN 1651-1985 và TCVN 1651-2008, cùng với các tiêu chuẩn quốc tế như JIS G3112 (1987) của Nhật Bản, A615/A615M-04b của Mỹ, BS 4449 – 1997 của Anh. Mỗi loại thép có đặc điểm về thành phần hóa học riêng biệt, bao gồm:

  • Thép cacbon: Loại thép này chứa lượng nhỏ sắt và cacbon (từ 0,3% đến 2%), chiếm tới 90% các loại thép sử dụng trong công nghiệp.
  • Thép hợp kim: Chứa các nguyên tố kim loại khác như nhôm, đồng, crom, niken, có tính dẻo cao, dễ uốn và kéo thành sợi.
  • Thép không gỉ: Chứa tới 20% crom, có độ cứng và bền cao, chống oxy hóa, ăn mòn tốt, được sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất dụng cụ y tế.
  • Thép dụng cụ: Được dùng để chế tạo các thiết bị cắt, khoan, đục, với thành phần bao gồm vanadi, vonfram, coban, giúp thép chịu được nhiệt độ cao và ma sát.

Các ký hiệu của mác thép là gì?

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765-75, thép được ký hiệu bằng chữ “CT” và chia thành ba nhóm A, B và C.

Nhóm A

Đây là nhóm chính, tập trung vào các tính chất cơ học của thép. Các mác thép trong nhóm này có ký hiệu như CTxx, ví dụ CT38, CT38n, CT38s. Chúng có cường độ chịu lực (σ) lớn hơn 38 kg/mm² (380 MPa), nhưng được phân biệt bởi mức độ khử oxy CT38 (lặng), CT38n (bán lặng) và CT38s (sôi). Các ví dụ khác như CT31, CT33, CT34, CT42, CT51, CT61.

Nhóm B

Nhóm này chủ yếu chú trọng đến thành phần hóa học của thép. Các mác thép trong nhóm này sẽ có ký hiệu BCTxx. Ví dụ như BCT31, BCT33, BCT34, BCT38, BCT42, BCT51, BCT61.

Nhóm C

Nhóm này quy định cả hai yếu tố cơ tính và thành phần hóa học. Các mác thép trong nhóm này có ký hiệu CCTxx như CCT34, CCT38, CCT42, CCT52.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765-75, thép được chia thành ba nhóm A, B và C
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765-75, thép được chia thành ba nhóm A, B và C

Cách đọc mác thép: Ký hiệu CB trên mác thép chỉ cấp độ bền, với “C” là cấp độ và “B” là bền. Con số phía sau chữ CB thể hiện cường độ chịu lực (giới hạn chảy). Ví dụ, CB400 có nghĩa là thép có cường độ chịu lực 400 N/mm². Một số mác thép CB phổ biến bao gồm CB240, CB300V, CB400V, CB500V.

Ký hiệu SD tương tự như ký hiệu CB, nhưng đây là mác thép tiêu chuẩn Nhật Bản. Ví dụ, các mác thép SD295, SD490,…

Mác thép nào được ưa chuộng?

Trên thực tế, việc lựa chọn mác thép có thể linh hoạt tùy theo yêu cầu công trình. Tuy nhiên, đối với mác thép có cường độ thấp, cần phải sử dụng mật độ thép dày hơn và số lượng cây thép trên diện tích lớn hơn, điều này sẽ làm tăng chi phí thi công. Theo kinh nghiệm, các gợi ý sau đây có thể hữu ích:

  • Công trình thấp tầng (<7 tầng): Thép có cường độ thấp như CB300 hoặc SD295 là lựa chọn hợp lý, vì chúng có khả năng chịu lực tương đương và đủ sức đáp ứng yêu cầu chịu tải của các công trình này.
  • Công trình cao tầng (>7 tầng): Nên sử dụng thép có cường độ cao hơn như CB400 hoặc SD390. Trong trường hợp cần khả năng chịu lực mạnh mẽ hơn, có thể sử dụng các loại thép cường độ cao như CB500 hoặc SD490, vì hai loại này cũng có tính chất chịu lực tương tự nhau.

Các mác thép trong cơ khí phổ biến: S45C, SS400,…

Các tiêu chuẩn mác thép: Nhật Bản – JIG, Việt Nam – TCVN, Mỹ – ASTM,…

Các tiêu chuẩn mác thép phổ biến
Các tiêu chuẩn mác thép phổ biến

Bảng tra mác thép Việt Nam 

Bảng tổng hợp một số loại mác thép được sử dụng phổ biến:

Thép gia cố bê tông

Tiêu chuẩn  Mác thép Thành phần hóa học
C Si Mn P (max) S (max)
TCVN
1651 – 85
(1765 – 85 )
CT33 0.06 – 0.12 0.12 – 0.30 0.25 – 0.50 0.04 0.045
CT34 0.09 – 0.15 0.12 – 0.30 0.25 – 0.50 0.04 0.045
CT38 0.14 – 0.22 0.12 – 0.30 0.40 – 0.65 0.04 0.045
CT42 0.18 – 0.27 0.12 – 0.30 0.40 – 0.70 0.04 0.045
CT51 0.28 – 0.37 0.15 – 0.35 0.50 – 0.80 0.04 0.045
TCVN
3104 – 79
25Mn2Si 0.20 – 0.29 0.60 – 0.90 1.20 – 1.60 0.04 0.045
35MnSi 0.30 – 0.37 0.60 – 0.80 0.80 – 1.20 0.04 0.045
JIS G3505
2004
SWRW10 0.13 max 0.30 max 0.06 max 0.04 0.04
SWRW12 0.15 max 0.30 max 0.065 max 0.04 0.04
JIS G3112 SD 295A       0.05 0.05
SD 345 0.27 max 0.55 max 1.60 max 0.04 0.04
SD 390 0.29 max 0.55 max 1.80 max 0.04 0.04
SD 490 0.32max 0.55max 1.80max 0.040 0.040
ASTM A615
/A615M – 94
Gr 40  0.21 max  0.40 max 1.35 max 0.04 0.05
Gr 60  0.30 max  0.50 max  1.50 max 0.04 0.05
BS 4449 Gr 250  0.25 max  0.50 max  1.50 max 0.06 0.06
Gr 460  0.25 max  0.50 max  1.50 max 0.05 0.05
ΓOCT
5780 – 82
25Γ2C 0.20 – 0.29 0.60 -0.90 1.20 – 1.60 0.04 0.045
35ΓC 0.30 – 0.37 0.60 – 0.80 0.80 – 1.20 0.04 0.045
ΓOCT
380 – 71
CT2 0.09 – 0.15 0.12 – 0.30 0.25 – 0.05 0.045 0.045
CT3 0.14 – 0.22 0.12 – 0.30 0.40 – 0.60 0.045 0.045
CT4 0.18 – 0.27 0.12 – 0.30 0.40 – 0.70 0.045 0.045
CT5 0.29 – 0.37 0.15 – 0.35 0.50 – 0.80 0.045 0.045
Thép cuộn kết cấu chung
TCVN
1765 – 85
(1765 – 85 )
CT33 0.06 – 0.12 0.12 – 0.30 0.25 – 0.50 0.04 0.045
CT34 0.09 – 0.15 0.12 – 0.30 0.25 – 0.50 0.04 0.045
CT38 0.14 – 0.22 0.12 – 0.30 0.40 – 0.65 0.04 0.045
CT42 0.18 – 0.27 0.12 – 0.30 0.40 – 0.70 0.04 0.045
CT51 0.28 – 0.37 0.15 – 0.35 0.50 – 0.80 0.04 0.045
JIS 3101
1995
SS 330       0.05 0.05
SS 400 0.20 max 0.55 max 1.60 max 0.05 0.05
SS 490       0.05 0.05
SS 540 0.30 max   1.60 max 0.04 0.04
JIS G3106
1995
SM400 A 0.23 max 2.5xC min 0.035 0.035
SM400 B 0.20 max 0.35 0.60-1.40 0.035 0.035
SM490 A 0.20 max 0.55 1.6 max 0.035 0.035
SM490 B 0.18 max 0.55 1.6 max 0.035 0.035
SM490 YA 0.20 max 0.55 1.6 max 0.035 0.035
SM490 YB 0.20 max 0.55 1.6 max 0.035 0.035
ΓOCT
380 – 71
CT2 0.09 – 0.15 0.12 – 0.30 0.25 – 0.50 0.045 0.045
CT3 0.14 – 0.22 0.12 – 0.30 0.40 – 0.60 0.045 0.045
CT4 0.18 – 0.27 0.12 – 0.30 0.40 – 0.70 0.045 0.045
CT5 0.29 – 0.37 0.15 – 0.35 0.50 – 0.80 0.045 0.045
ASTM 1997 A36 0.26 max 0.40 max 1.60 max 0.04 0.05
A572 Gr42 0.21 max 0.40 max 1.35 max 0.04 0.05
A572 Gr50 0.23 max 0.40 max 1.35 max 0.04 0.05
BS 4360
1986
40B 0.20max 0.50max 1.50max 0.050 0.050
40C 0.18max 0.50max 1.50max 0.050 0.050
43A 0.25max 0.50max 1.6max 0.050 0.050
43B 0.21max 0.50max 1.5max 0.050 0.050
43C 0.18max 0.50max 1.5max 0.050 0.050
50A 0.23max 0.50max 1.6max 0.050 0.050
50B 0.20max 0.50max 1.50max 0.050 0.050
50C 0.20max 0.50max 1.50max 0.050 0.050
DIN 17100 RST37-2 0.17max 0.050 0.050
ST44-2 0.21max 0.050 0.050
GB700 – 88 Q235A  0.14 – 0.22   0.30 max  0.30 -0.65 0.045 0.05
Q235B  0.12 – 0.20   0.30 max  0.30 -0.70 0.045 0.045
Q235C  0.18 max  0.30 max  0.35 -0.80 0.04 0.04
Q235D  0.17 max  0.30 max  0.35 -0.80 0.035 0.035
GB/T1591 – 94 Q345  0.20 max  0.55 max  1.00 -1.60 0.045 0.045
Cọc ván thép
C Si Mn P (max) S (max)
JIS A5528
1998
SY 295 0.22 max  0.50 max  1.60 max 0.04 0.04
SY 390 0.22 max  0.50 max  1.60 max 0.04 0.04

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mác thép là gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên hệ ngay với Sắt Thép Minh Quân qua các phương thức dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:

  • Website: satthepminhquan.com.vn
  • Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
  • Điện thoại: 0968.973.689
  • Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
  • Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com