Nhiều nhà đầu tư khá lo ngại về khả năng giảm tốc của nền kinh tế thế giới, qua đó làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa. Kết quả, các loại tài sản rủi ro đều chịu mức giảm khá đáng kể và thép không nằm ngoài xu hướng đó.
Sự giảm sút kinh doanh của những tên tuổi “đình đám” như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), thậm chí là Hòa Phát (HPG) như một điểm báo cho sự sụt giảm mạnh của ngành thép Việt Nam.
Thống kê cũng cho thấy, kết thúc quý 3/2018, 11 doanh nghiệp thép niêm yết trên hai sàn HNX và HSX ghi nhận tổng doanh thu 135.552 tỷ, tăng 23% tuy nhiên lợi nhuận lại sụt giảm 6% về mức 8.277 tỷ đồng.
Có thể thấy rằng, trải qua vài năm tăng trưởng và đẩy mạnh gia tăng công suất nhằm tận dụng những lợi thế có được, đến nay sự “nhiệt tình” kinh doanh ấy đang có phản ứng ngược, thị trường liên tục xuất hiện các yếu tố bất lợi khiến lợi nhuận của nhóm ngành thép suy giảm đáng kể mặc cho doanh số vẫn tăng trưởng.
Tiền đề cho sự bứt phá giai đoạn 2016-2017
Phân tích sâu, trước hết chúng ta điểm qua ngành thép giai đoạn “bừng sáng”, những động lực hỗ trợ giai đoạn trước năm 2018. Thống kê bởi FiinPro, tốc độ tăng trưởng kép CAGR của ngành thép giai đoạn 2014-2017 đạt mức 20%.
Kết quả trên có được nhờ toàn ngành hưởng lợi kép, bao gồm:
(1) sự hồi phục của thị trường bất động sản từ năm 2011, đặc biệt bùng nổ vào giai đoạn 2015-2017 kéo theo tăng trưởng nhóm vật liệu xây dựng. Song song, chính sách tài khóa mở rộng với trọng tâm đầu tư cơ sở hạ tầng gia cũng là điểm nhấn cho ngành thép. Câu hỏi đặt ra là, bất động sản ấm lên từ năm 2012, tại sao đến năm 2016 ngành thép mới thực sự bước qua giai đoạn chật vật?;
(2) bởi đến tháng 3/2016, Bộ Công Thương mới ra quyết định áp thuế tự về thép Việt Nam; trong khi doanh nghiệp trước đó chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các sản phẩm Trung Quốc có giá rẻ. Năm 2017, các sản phẩm tôn mạ và tôn màu cũng được áp dụng các loại thuế tự về và thuế chống bán phá giá; đây được coi là nút tháo gỡ, chính thức thúc đẩy tăng trưởng nhóm thép Việt Nam.
Ngoài ra, giá thép thế giới hồi phục mạnh từ năm 2016 sau khi tạo đáy cũng là chất xúc tác giúp ngành thép tăng mạnh. Đi cùng động thái cắt giảm sản lượng từ các nhà máy gây ô nhiễm của Trung Quốc đã giúp cán cân cung cầu cân bằng hơn và đẩy giá thép tăng mạnh xuyên suốt kể từ giữa 2016 cho tới giữa năm 2016.
Kết quả là, ngành thép trở mình và tăng trưởng đầy ngoạn mục, cổ phiếu của những đơn vị niêm yết cũng liên tục leo dốc, ghi dấu hai năm 2016-2017 bội thu của toàn ngành.
Cho đến nửa cuối năm 2018, giá thép sau quãng thời gian tăng tốc đang cho tín hiệu hụt hơi và có khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực trong năm 2019, giới phân tích dự báo. Và trong bối cảnh này, những động lực kể trên lại đang phát ra những tín hiệu không mấy lạc quan trong nửa cuối 2018 và có thể kéo dài sang năm 2019., Chứng khoán Phú Hưng nhận định trong báo cáo mới đây.
2019 – năm của sự phân hóa
Theo PHS, năm 2019 sẽ là giai đoạn ngành thép xuất hiện sự phân hóa rõ nét giữa các mảng thép cũng như các doanh nghiệp, theo đó cơ hội cũng như thách thức có thể sẽ xuất hiện riêng biệt thay vì cho cả toàn ngành như giai đoạn trước.
Đối với nhóm ngành thép dẹt (tôn mạ) dự báo kém tích cực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này (HSG, NKG, Tôn Đông Á, Tôn Phương Nam) do 2 lý do chính: (i) giá nguyên vật liệu tăng mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh; (ii) hoạt động mở rộng công suất sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao gây rủi ro tới khả năng hoạt động trong bối cảnh ngành thép dẹt đang chịu áp lực về đầu vào.
Đối với nhóm ngành thép dài (thép ống, thép xây dựng),mặc dù không chắc giảm sút tuy nhiên sẽ tích cực như giai đoạn đầu năm khi ngành xây dựng tăng trưởng chậm lại do tác động từ ngành bất động sản.
Ngoài ra việc các quốc gia khác liên tục mở các cuộc điều tra và áp thuế lên sản phẩm thép Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu kém tích cực hơn mặc dù đây là hướng đi khá tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2018, tổng số vụ kiện chống phá giá liên quan tới nhóm thép chiếm hơn một nửa tổng số vụ kiến, dự kiến các vụ điều tra vẫn còn tiếp tục kéo dài và xuất hiện. Điều này có tác động không mấy lạc quan đối với các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là nhóm tôn mạ khi đây là đối tượng chủ yếu mà các vụ điều tra nhắm vào.
Cùng với đó giá thép thế giới giảm mạnh có thể sẽ khiến ngành thép đối diện với một năm gặp nhiều khó khăn do gia tăng áp lực cạnh tranh nội địa cũng như giảm bớt đi triển vọng cho mảng xuất khẩu.
Nhu cầu thép giảm kéo giá đi xuống do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu
Liên quan đến giá thép thế giới sau khi đạt đỉnh vào tháng 6/2018 đã ghi nhận sự điều chỉnh và giảm mạnh từ mốc 4.780 NDT/tấn xuống còn 3.720 NDT/tấn, tương ứng mức giảm 22% trong 3 tháng vừa qua. Nguyên nhân do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhiều nhà đầu tư khá lo ngại về khả năng giảm tốc của nền kinh tế thế giới, qua đó làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa. Kết quả, các loại tài sản rủi ro đều chịu mức giảm khá đáng kể và thép không nằm ngoài xu hướng đó.
Điều này vô hình chung gây sức ép khá lớn lên ngành thép trong nước khi các sản phẩm nội địa bắt buộc phải giảm giá nhằm có thể cạnh tranh với thép Trung Quốc. Do đó trong kể từ quý cuối 2018, các doanh nghiệp thép đều đã hạ giá bán nhằm có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc, ngoài ra không loại trừ khả năng giá thép có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài trong năm 2019.
Trước những khó khăn trên, doanh nghiệp thép 9 tháng đầu năm ghi nhận tình hình kinh doanh không quá lạc quan so với cùng kỳ, cổ phiếu nhiều đơn vị cũng giảm mạnh – thậm chí xóa bỏ mọi nỗ lực tăng trưởng thời gian qua.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- CÔNG TY TNHH SẮT THÉP MINH QUÂN
- Địa chỉ: 131/12/4A Đường Tân Chánh Hiệp 18, Khu phố 8 Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM.
- Điện thoại: Mr Bình 0949.267.789.
- Email: satthepminhquan@gmail.com.
Rất hận hạnh phục vụ quý khách!