Mạ kẽm là quá trình điện hóa hoặc nhúng nóng tạo ra lớp bảo vệ bền vững bằng kẽm trên bề mặt thép. Lớp phủ này không chỉ tăng cường khả năng chống ăn mòn mà còn làm chậm quá trình oxy hóa, bảo vệ kết cấu thép bên trong khỏi tác động của môi trường. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết thép mạ kẽm có hàn được không? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Sắt Thép Minh Quân để có câu trả lời cho vấn đề này.
Thép mạ kẽm có hàn được không?
Thép mạ kẽm có thể hàn được nhưng cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng mối hàn. Khi hàn, lớp mạ kẽm trên bề mặt sẽ bị đốt cháy, tạo ra khói chứa oxit kẽm, có thể gây hại cho sức khỏe nếu hít phải. Tuy nhiên, lớp kẽm trên bề mặt ống khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình hàn có thể gây ra một số vấn đề như hình thành xỉ, nứt hàn, rỗ,…
Nguyên nhân khiến thép mạ kẽm bị thủng khi hàn
Hàn thép mạ kẽm là kỹ thuật phổ biến trong nhiều ngành, đặc biệt là xây dựng. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu thường gặp phải tình trạng vật hàn bị thủng, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này là gì?
- Lựa chọn que hàn không phù hợp: Que hàn quá lớn so với độ dày của vật liệu sẽ khiến nhiệt lượng tập trung quá nhiều vào một điểm, dễ gây thủng.
- Vật liệu bị cắt không chính xác: Các vết cắt xước, mép cắt không vuông vắn sẽ làm giảm độ bền của mối hàn và tăng nguy cơ bị thủng.
- Dòng hàn quá cao: Cường độ dòng điện quá lớn sẽ làm nóng chảy vật liệu quá nhanh, dẫn đến tình trạng thủng.
- Kỹ thuật hàn chưa chuẩn: Việc đặt que hàn không đúng vị trí, di chuyển que hàn quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể gây ra mối hàn không đều và dễ bị thủng.
Chuẩn bị dụng cụ hàn thép mạ kẽm
Để có được mối hàn đẹp và đảm bảo chất lượng, việc chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đúng chuẩn là rất quan trọng. Dưới đây là các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi hàn thép mạ kẽm:
Lựa chọn máy hàn
Việc chọn máy hàn đúng loại là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật hàn thép mạ kẽm. Tùy vào độ dày của hộp sắt bạn có thể chọn máy hàn phù hợp:
- Thép mạ kẽm dày trên 1mm: Máy hàn que là lựa chọn tốt, vì có thể tạo ra mối hàn ngấu sâu, giúp kết dính tốt và tăng độ bền.
- Thép mỏng dưới 1mm: Không nên dùng máy hàn que vì dòng điện mạnh dễ làm thủng vật hàn. Nên chọn máy hàn Mig – dòng máy hàn điện tử phù hợp cho thép mỏng, giúp tạo mối hàn mịn đẹp mà không gây hư hại.
Chọn que hàn
Que hàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn, tùy vào công suất của máy hàn mà bạn có thể chọn các kích cỡ như sau:
- Que hàn 2 – 2.6 mm: Máy hàn 200A.
- Que hàn 2.6 – 3.2 mm: Máy hàn 250A – 300A.
- Que hàn 3.2 – 4 mm: Máy hàn 300A – 400A.
- Que hàn 4 – 5 mm: Máy hàn 400A – 500A.
Chuẩn bị sắt hộp mạ kẽm
Cắt các thanh sắt hộp theo kích thước phù hợp với đường cắt chính xác, tránh vát hoặc mẻ. Sau khi cắt, đặt các thanh sắt sát nhau để mối hàn được đều, bền chắc và hạn chế bị thủng trong quá trình hàn.
Cách hàn thép mạ kẽm
Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và que hàn thép mạ kẽm, bạn có thể bắt đầu quy trình theo các bước sau:
Chọn dòng hàn
Lựa chọn dòng hàn chính xác là bước quan trọng để đảm bảo mối hàn đạt độ ngấu, không thủng và chắc chắn. Dòng hàn cần được thiết lập dựa trên đường kính que hàn và loại điện cực. Thông thường, hướng dẫn trên bao bì que hàn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về dòng điện phù hợp. Một quy chuẩn tham khảo là mỗi 1 Amp tương ứng với đường kính que hàn 0.0254 mm. Đối với người mới, nên chọn dòng hàn thấp để kiểm soát dễ dàng, sau đó tăng dần lên khi đã quen tay.
Điều chỉnh độ dài hồ quang
Độ dài hồ quang cần phù hợp với đường kính que hàn và vị trí hàn. Trong hàn thép mạ kẽm, nếu hồ quang quá ngắn, mối hàn dễ đông cứng, tạo vảy. Ngược lại, hồ quang quá dài sẽ khiến tia lửa bắn mạnh, mối hàn chậm hình thành và dễ bị rỗ khí. Điều chỉnh độ dài hồ quang hợp lý sẽ giúp mối hàn đẹp và bền chắc.
Chọn góc hàn và kỹ thuật thao tác que hàn
Góc hàn và thao tác que hàn phải phù hợp với độ dày của thép hộp. Với thép mỏng dưới 0,8 mm, nên chọn góc hàn nghiêng để giảm nhiệt, tránh thủng. Khi hàn trên bề mặt thép hộp, hãy đặt que với góc 5 – 15 độ theo hướng di chuyển, sao cho góc hàn ngược chiều với hướng que. Thợ mới có thể di chuyển dọc theo trục mối hàn, giữ hồ quang ổn định để dễ dàng kiểm soát.
Hàn thép mạ kẽm
Sau khi đã thiết lập tất cả, bạn có thể bắt đầu hàn theo các bước:
- Bước 1: Hàn chấm cố định tại hai đầu để giữ cố định mối nối.
- Bước 2: Gõ nhẹ để loại bỏ xỉ trước khi tiếp tục hàn.
- Bước 3: Thực hiện hàn liên tục nếu sắt dày, với sắt mỏng, hàn theo cách ngắt quãng để tránh quá nhiệt.
- Bước 4: Kiểm tra lại mối hàn, đảm bảo bề mặt mối hàn nhẵn, không có xỉ xám và xỉ không dễ bong ra khi gõ.
Lưu ý khi hàn thép mạ kẽm mỏng 0.8mm
Đối với quy cách hàn thép mạ kẽm 0.8mm, để đảm bảo mối hàn chất lượng cao, bạn cần kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật. Ngoài những lưu ý đã đề cập ở trên, hãy ghi nhớ thêm một số mẹo nhỏ sau đây:
Kỹ thuật hàn chấm bon: Với vật liệu mỏng, kỹ thuật hàn chấm bon là phù hợp nhất. Thao tác này giúp kiểm soát nhiệt lượng tốt hơn, tránh tình trạng cháy thủng vật liệu. Bạn chỉ cần chấm que hàn vào vị trí cần hàn rồi nhấc lên, lặp lại liên tục.
Hướng đặt que hàn:
- Hàn ngang: Đặt que hàn song song với bề mặt vật liệu, đồng thời nghiêng que hàn về phía tấm sắt dày hơn để đảm bảo mối hàn sâu và chắc chắn.
- Hàn dọc: Nghiêng que hàn về phía tấm sắt dày hơn, giúp phân bổ nhiệt đều và tránh làm mỏng phần sắt mỏng.
Đóng ngắt hồ quang: Thay vì hàn liền đường dài, bạn nên đóng ngắt hồ quang liên tục. Điều này giúp kiểm soát nhiệt lượng tốt hơn, tránh làm quá nóng và làm mỏng mối hàn.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thép mạ kẽm có hàn được không? Thép mạ kẽm có thể hàn được nhưng cần thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, không bị thủng và hư hại. Nếu bạn cần mua thép mạ kẽm, hãy liên hệ với Sắt Thép Minh Quân để nhận được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:
- Website: satthepminhquan.com.vn
- Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
- Điện thoại: 0968.973.689
- Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
- Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com