Tường chịu lực là một trong những yếu tố quan trọng trong các công trình xây dựng, đóng vai trò chính trong việc chịu tải và truyền lực xuống móng nhà. Không chỉ đảm bảo độ bền vững cho công trình, tường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và tính ổn định của toàn bộ kiến trúc. Vậy tường chịu lực là gì? Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật khi thi công loại tường này như thế nào? Bạn hãy cùng Sắt Thép Minh Quân khám phá ngay.
Tường chịu lực là gì?
Đây là tường chịu tải trọng từ các phần khác của kết cấu nhà như sàn và mái. So với kết cấu khung chịu lực, tường có khả năng chịu tải kém hơn, vì vậy chỉ phù hợp với các công trình dân dụng nhỏ. Tường chịu lực xây được mấy tầng? Số tầng hạn chế ( không quá 5 tầng), diện tích không gian nhỏ (B < 4m, L < 5m).
Cấu tạo tường chịu lực
Một bức chịu lực tiêu chuẩn bao gồm các thành phần chính sau:
- Gạch xây: Nên chọn loại gạch đặc hoặc loại gạch rỗng có cường độ chịu lực rất cao và độ bền vượt trội.
- Vữa xây: Vữa xây đóng vai trò như chất kết dính, giúp các viên gạch liên kết chặt chẽ với nhau. Loại vữa chuyên dụng có mác 75 trở lên được lựa chọn để đảm bảo độ bền cho tường.
- Độ dày: Tường chịu lực cần có độ dày tối thiểu 200mm để đảm bảo khả năng chịu lực tốt.
- Giằng: Giằng tường là hệ thống các thanh thép được bố trí theo phương ngang và đứng, có tác dụng gia cố tường, tăng khả năng chịu lực, đặc biệt là đối với những bức tường cao, rộng.
- Lành tô: Lanh tô là phần cấu kiện nằm phía trên cửa, có tác dụng phân tán lực tác dụng lên tường, giảm tải trọng cho phần tường phía trên cửa.
Cùng tham khảo thêm: Quy trình khoan cấy thép vào bê tông và tiêu chuẩn thực hiện
Tường chịu lực dày bao nhiêu?
Theo tiêu chuẩn xây dựng, kết cấu tường chịu lực tối thiểu phải dày 20cm (200mm) và dày hơn các bức tường thông thường khác. Đối với nhà nhiều tầng, độ dày tường sẽ giảm dần từ tầng dưới lên trên, tường ở tầng trệt khoảng 20cm, còn các tầng trên cùng chỉ khoảng 8-10 cm.
Phân loại tường gánh lực
Tường được phân chia dựa trên phương hướng chịu tải bao gồm tường chịu lực dọc và ngang. Mỗi loại có những đặc điểm và chức năng riêng biệt trong kết cấu công trình:
Tường chịu lực ngang
Được bố trí theo phương ngang chịu trách nhiệm gánh toàn bộ tải trọng từ các phần khác của ngôi nhà, sau đó truyền xuống móng. Tường ngang không chỉ đóng vai trò phân chia không gian mà còn cung cấp khả năng cách âm tốt. Nó được sử dụng trong những ngôi nhà có các phòng đều nhau, chiều rộng nhỏ hơn 4m.
Một trong những lợi thế của tường ngang là kết cấu đơn giản, dễ xây dựng, có khả năng mở cửa lớn để thông gió hoặc làm ban công. Tuy nhiên, không gian kiến trúc thiếu linh hoạt và tiêu tốn nhiều vật liệu, đặc biệt là ở phần móng và tường.
Tường dọc chịu lực
Bố trí theo phương dọc, tạo ra sự linh hoạt trong bố trí mặt bằng, tận dụng tối đa khả năng chịu lực của các tường ngoài, đồng thời giảm bớt chi phí cho việc làm móng. Tuy nhiên, nhược điểm của tường dọc là cách âm kém do bề dày mỏng và khó mở cửa sổ, gây khó khăn cho việc chiếu sáng, thông gió tự nhiên.
Tường ngang kết hợp tường dọc
Phương án kết hợp cả tường ngang và tường dọc chịu lực tạo ra sự cân bằng trong khả năng chịu tải cũng như độ cứng của công trình. Cách bố trí này không chỉ mang lại sự linh hoạt trong việc chia phòng mà còn gia tăng độ vững chắc cho toàn bộ ngôi nhà. Tuy nhiên, việc áp dụng cả hai loại tường có thể làm tăng chi phí và tiêu tốn diện tích. Một giải pháp tối ưu là bố trí tường ngang ở phía đầu gió và tường dọc ở phía cuối gió để tận dụng khả năng chịu lực một cách hiệu quả.
Có nên dùng gạch không nung xây tường chịu lực?
Các công trình tại Việt Nam thường xây dựng với tường chịu tải bằng gạch nung đỏ đặc. Tuy nhiên, sự xuất hiện của gạch không nung đã mang đến thêm một sự lựa chọn cho các đơn vị thi công để chọn được vật liệu phù hợp nhất.
Gạch không nung có độ bền vượt trội, phù hợp cho việc xây dựng tường chịu lực, với khả năng chịu lực dao động từ 50 MPa đến 250 MPa. Trong khi đó, gạch nung đỏ truyền thống chỉ đạt khả năng chịu lực từ 35 MPa đến 75 MPa. Ngoài ra, gạch không nung còn sở hữu khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy và chống thấm vượt trội hơn so với gạch nung đỏ.
Hãy xem ngay: Thép láp tròn đặc làm từ hợp kim cứng, chịu nhiệt tốt
Cách xác định tường gánh lực
Việc xác định tường chịu lực trong quá trình nâng cấp hoặc sửa chữa nhà là vô cùng quan trọng, bởi chỉ cần tác động nhỏ đến bức tường cũng có thể làm thay đổi kết cấu, thậm chí sập đổ. Đối với những gia đình mua lại nhà cũ và không còn bản vẽ kỹ thuật, việc nhận diện tường chịu lực trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết dựa vào một số dấu hiệu sau:
Vị trí tường
Tường là bộ phận chịu tải chính, toàn bộ phần bao bên ngoài sẽ là tường gánh lực. Những bức tường này không chỉ có vai trò chịu tải mà còn cách âm, cách nhiệt tốt. Bạn có thể xác định tường chịu lực dựa trên khoảng cách từ tường đến tường bao, hoặc theo hướng dầm, xà.
Nhà cao tầng
Khi kiểm tra tường chịu tải trọng nhà cao tầng, cần chú ý từ tầng thấp lên tầng cao. Độ dày của tường giảm dần khi lên cao, thậm chí có thể biến mất nếu không chịu lực. Tường chịu lực sẽ giữ nguyên độ dày xuyên suốt các tầng, đảm bảo tải trọng cho toàn bộ công trình.
Độ dày tường
Tường kết cấu có bề dày tối thiểu 200mm, được trang bị giằng để đảm bảo an toàn. Tường càng dày thì khả năng chịu lực càng cao. Một cách đơn giản để nhận biết là gỗ lên tường: nếu âm thanh đặc và chắc, đó có thể là tường chịu lực, còn nếu vang hơn thì không phải.
Vật liệu
Tường chịu tải có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau như bê tông, cốt thép, gạch hoặc đá. Trong nhà dân dụng, gạch và đá là vật liệu phổ biến nhất cho tường chịu lực.
Hệ thống dầm, đà, cột
Tường chịu tải thường gắn liền với hệ thống dầm, cột hoặc trực tiếp nối với móng bê tông, vuông góc với các dầm ngang, đảm bảo khả năng truyền tải trọng xuống móng.
Sự thay đổi kết cấu
Với những ngôi nhà cũ, các dầm, cột có thể bị xuống cấp, làm tăng tải trọng lên những bức tường tự mang. Trong trường hợp này, tường chịu lực sẽ đóng vai trò chính trong việc giữ vững kết cấu công trình.
Kỹ thuật xây tường chịu tải đúng tiêu chuẩn
Để xây dựng tường gánh lực đạt tiêu chuẩn, đội ngũ thi công cần nắm vững quy trình và kỹ thuật xây tường gạch. Dưới đây là những bước kỹ thuật mà các đơn vị thi công có thể tham khảo:
- Bước 1: Kiểm tra bản vẽ thiết kế để xác định vị trí và kích thước chính xác của các tường chịu lực.
- Bước 2: Sau khi xác định vị trí, kỹ sư sẽ tiến hành tính toán lượng vật tư cần thiết như gạch, cát, xi măng,… đảm bảo đủ số lượng mà không lãng phí, tiết kiệm chi phí cho công trình.
- Bước 3: Làm sạch khu vực sẽ xây dựng tường để tạo điều kiện thi công thuận lợi. Đánh dấu rõ ràng các vị trí cần xây dựng tường tải trọng.
- Bước 4: Khi vật tư đã được nhập đủ, đơn vị thi công cần kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng và chất lượng. Gạch cần được kiểm tra độ bền, sau đó ngâm trong nước để đảm bảo không hút nước từ vữa. Cát cũng cần được sàng lọc kỹ để đảm bảo độ mịn và loại bỏ tạp chất.
- Bước 5: Bắt đầu xây dựng bằng cách đặt hai viên gạch ở hai góc của bức tường, sau đó kéo dây thẳng giữa chúng. Các viên gạch tiếp theo sẽ được đặt dựa vào dây này để đảm bảo độ thẳng.
- Bước 6: Tiến hành xây các hàng gạch tiếp theo, lưu ý xây so le giữa các hàng. Chiều cao tối đa của mỗi hàng gạch không nên vượt quá 1,5 mét để tránh tình trạng tường bị sập do vữa chưa khô chắc chắn.
Lưu ý:
- Cấu trúc gạch: Khi xây dựng, sau mỗi 5 hàng gạch dọc, cần bố trí một hàng gạch ngang để khóa mạch, giúp tăng cường khả năng chịu lực của bức tường.
- Hàng gạch trên cùng: Hàng gạch ở vị trí trên cùng nên được xây theo hướng chéo, giúp cải thiện khả năng liên kết giữa tường và dạ dầm, đảm bảo độ chắc chắn cho kết cấu.
- Lựa chọn vật liệu: Chọn loại gạch xây tường có khả năng chịu lực tốt, đồng thời có tính năng chống nứt và chống thấm nước, giúp tường duy trì độ bền trong suốt thời gian sử dụng.
Lưu ý khi sửa chữa nhà không ảnh hưởng đến tường tải trọng
Không được phép can thiệp vào cấu trúc tường chịu tải trong quá trình cải tạo, sửa chữa nhà ở. Việc tháo dỡ hoặc tạo các lỗ hổng trên tường chịu tải sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng chịu tải của toàn bộ công trình, tiềm ẩn nguy cơ sập đổ nghiêm trọng.
Đặc biệt, việc mở cửa sổ, cửa ra vào trên tường chịu lực là điều cần tránh tuyệt đối. Hành động này sẽ làm gián đoạn sự liên kết giữa các viên gạch, phá vỡ cấu trúc vững chắc của tường, khiến tường mất đi khả năng phân tán lực một cách đồng đều.
Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn để phân biệt tường tải trọng với các loại tường khác, hãy tìm đến sự trợ giúp của các kỹ sư xây dựng. Họ sẽ tiến hành khảo sát và đưa ra những giải pháp cải tạo phù hợp, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
Tường chịu lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và bền vững của ngôi nhà. Vì vậy, việc bảo vệ cấu trúc tường chịu tải là cần thiết. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắt thép để xây dựng tường chịu lực, đừng ngần ngại liên hệ với Sắt Thép Minh Quân để được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:
- Website: satthepminhquan.com.vn
- Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
- Điện thoại: 0968.973.689
- Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
- Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com