Mác bê tông là gì? Bảng tra mác bê tông và tips chọn phù hợp

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là đơn vị chỉ cường độ chịu nén, thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng, nhưng có thể khá xa lạ với những ai không chuyên. Để giúp bạn hiểu rõ hơn mác bê tông là gì? Sắt Thép Minh Quân sẽ cung cấp thông tin chi tiết về loại đơn vị này, từ khái niệm đến các cấp độ và bảng tra cụ thể. 

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông (đơn vị kg/cm²) là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng chịu lực nén của bê tông. Cụ thể, nó thể hiện cường độ chịu lực của khối bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm sau 28 ngày dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn.  

Mác bê tông được phân loại thành nhiều cấp độ khác nhau từ M100, M200, M250 cho đến những loại mác cao cấp như M1000, M1500. Con số càng lớn, khả năng chịu lực của bê tông càng cao. Mác bê tông cao nhất là bao nhiêu? M600 là loại mác bê tông lớn nhất.

Trong xây dựng, tùy thuộc vào từng công trình mà người ta sẽ lựa chọn loại mác bê tông phù hợp. Ví dụ:

  • Nhà ở, trường học, bệnh viện: Sử dụng bê tông mác 250.
  • Nhà cao tầng: Cần sử dụng bê tông có mác lớn hơn để đảm bảo độ bền và chịu lực cho công trình.
Mác bê tông là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng chịu lực nén của bê tông
Mác bê tông là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng chịu lực nén của bê tông

Công thức tính mác bê tông và bảng tra theo chỉ số đồng hồ thí nghiệm nén mẫu 

Sau khi bê tông đạt đủ tuổi (thường là 28 ngày), các mẫu bê tông sẽ được mang đi kiểm tra độ cứng. Máy nén bê tông sẽ từ từ tăng lực ép lên mẫu cho đến khi bị vỡ. Lực ép lớn nhất mà mẫu bê tông chịu được chính là cường độ của nó. Để biết được loại bê tông đang sử dụng có đạt tiêu chuẩn hay không, bạn có thể tra cứu bảng sau đây:

Chỉ số đồng hồ trên máy nén (KN) Mác bê tông (M) Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa)
Mẫu lập phương 15x15x15cm Mẫu trụ D15x30cm
101,25 66,27 50 B3,5 4,5
144,45 94,54 75 B5 6,42
216,67 141,81 100 B7,5 9,63
288,90 189,09 125 B10 12,84
361,13 236,36 150 B12,5 16,05
433,58 283,77 200 B15 19,27
578,03 378,32 250 B20 25,69
650,25 425,59 300 B22,5 28,9
722,48 472,86 325 B25 32,11
794,70 520,13 350 B27,5 35,32
866,93 567,40 400 B30 38,53
1011,38 661,94 450 B35 44,95
1155,83 756,49 500 B40 51,37
1300,50 851,18 600 B45 57,8
1444,95 945,72 650 B50 64,22
1589,40 1040,26 700 B55 70,64
1733,85 1134,80 800 B60 77,06

Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền

Nhiều bản vẽ kỹ thuật hiện nay sử dụng cấp độ bền (B) như B7.5, B10, B12.5,… thay vì mác bê tông quen thuộc (M100, M150, M200,…). Điều này đôi khi gây ra sự nhầm lẫn cho các kỹ sư giám sát.

Sự tương quan giữa cấp độ bền và mác bê tông:

B = αβM

Trong đó:

  • α là hệ số đổi đơn vị kG/cm2 sang đơn vị Mpa, có thể bằng 0,1.
  • β là hệ số chuyển đổi cường độ trung bình sang cường độ đặc trưng v = 0,135 thì β = (1 – Sv) = 0,778.

Để giúp chủ thầu dễ dàng chuyển đổi giữa hai đơn vị này, Sắt Thép Minh Quân trích dẫn bảng quy đổi mác bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2012.

Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.50 M50
B5 6.42 M75
B7.5 9.63 M100
B10 12.84 M150 
B12.5 16.05 M150
B15 19.27 M200
B20 25.69 M250
B22.5 28.90 M300
B25 32.11 M350 
B27.5 35.32 M350
B30 38.53 M400
B35 44.95 M450
B40 51.37 M500
B45 57.80 M600
B50 64.22 M700 
B55 70.64 M700
B60 77.06 M800
B65 83.48 M900 
B70 89.90 M900
B75 96.33 M1000 
B80 102.75 M1000

Bê tông C20, C25, C30, C35 tương ứng mác bê tông bao nhiêu?

Cấp bền C là đơn vị đo cường độ bê tông được sử dụng phổ biến trên thế giới, bao gồm cả châu Âu và Trung Quốc. Tiêu chuẩn châu Âu EC2 và Trung Quốc GB 50010-2010 đều áp dụng cấp bền C để đánh giá khả năng chịu lực của bê tông.  

Cấp cường độ bê tông Theo tiêu chuẩn châu Âu Theo tiêu chuẩn Trung Quốc
Cường độ nén mẫu D15x30cm – fck,cyl (Mpa) Cường độ nén mẫu 15x15x15cm – fck,cub (Mpa) Cường độ nén mẫu 15x15x15cm – fcu,k (Mpa)
C8/10 8 10
C12/15 12 15 15
C16/20 16 20 20
C20/25 20 25 25
C25/30 25 30 30
C35 28,6 35 35
C30/37 30 37
C40 32 40 40
C35/45 35 45 45
C40/50 40 50 50
C45/55 45 55 55
C50/60 50 60 60
C65 53,6 65 65
C55/67 55 67
C70 56,9 70 70
C60/75 60 75 75
C80 65 80 80
C70/85 70 85
C80/95 80 95
C90/105 90 105
C100/115 100 115

Quy định lấy mẫu và tiêu chuẩn nghiệm thu mác bê tông là gì?

Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 về thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép toàn khối, việc lấy mẫu bê tông được quy định chi tiết như sau:

  • Bê tông thương phẩm, mỗi xe chở bê tông (6-10 m³) cần lấy một tổ mẫu ngay tại hiện trường, trước khi đổ vào khuôn. Trường hợp đổ bê tông cho kết cấu nhỏ, dưới 20 m³, cũng cần lấy một tổ mẫu.
  • Các kết cấu khung hoặc kết cấu mỏng như cột, dầm, vòm, cứ mỗi 20 m³ bê tông sẽ lấy một tổ mẫu.
  • Móng máy, khi khối lượng mỗi khoang đổ trên 50 m³, cứ 50 m³ lấy một tổ mẫu, nếu khối lượng ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ.
  • Các móng lớn, cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, tối thiểu một tổ cho mỗi khối móng.
  • Bê tông nền, mặt đường như đường ô tô, sân bay, cứ 200 m³ bê tông sẽ lấy một tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng nhỏ hơn 200 m³ vẫn cần lấy một tổ.
  • Bê tông khối lớn, nếu khối lượng đổ mỗi khoang ≤ 1000 m³, cứ 250 m³ lấy một tổ mẫu, khi khối lượng vượt 1000 m³, cứ 500 m³ lấy một tổ mẫu.
Quy định lấy mẫu và nghiệm thu mác bê tông tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995
Quy định lấy mẫu và nghiệm thu mác bê tông tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995

Tips chọn mác bê tông phù hợp cho công trình

Trong xây dựng, mác bê tông cần được lựa chọn cẩn thận tùy theo yêu cầu của công trình, vì nó ảnh hưởng đến khả năng chịu lực nén. Mác bê tông càng cao, độ bền càng lớn, phù hợp với các công trình chịu tải nặng như cầu, nhà cao tầng hay hầm. Trong khi đó, những công trình nhỏ hơn như nhà ở, biệt thự hoặc đường chỉ cần mác bê tông thấp hơn.

Dưới đây là một số gợi ý giúp chủ thầu chọn mác bê tông phù hợp:

Dựa trên đặc tính công trình:

  • Nhà ở từ 3 tầng trở xuống sử dụng mác bê tông M200, M250 cho những trường hợp cần nhịp dầm lớn.
  • Nhà từ 4-6 tầng sử dụng M250, có thể nâng lên M300 cho nhịp dầm lớn.
  • Công trình từ 6-10 tầng yêu cầu M300, nên tham khảo ý kiến kỹ sư nếu vượt nhịp lớn.
  • Với công trình lớn hơn, nên sử dụng mác M300-M400 trở lên để đảm bảo khả năng chịu tải.

Tham khảo hồ sơ thiết kế: Nếu công trình có bản vẽ thiết kế chi tiết, hãy trao đổi với kỹ sư để chọn mác bê tông dựa trên yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

Cân đối chi phí: Giá thành của bê tông tăng theo mác, do đó cần lựa chọn mác đủ đảm bảo chất lượng nhưng vẫn phù hợp với ngân sách.

Dựa vào kinh nghiệm nhà thầu: Nếu không có hồ sơ thiết kế, hãy tham khảo ý kiến từ nhà thầu hoặc chuyên gia để chọn mác bê tông dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết thực tiễn.

Đảm bảo chất lượng và độ bền: Đảm bảo mác bê tông được chọn phải đáp ứng các yêu cầu về độ bền, an toàn và chất lượng lâu dài của công trình.

Như vậy, bạn đã hiểu rõ mác bê tông là gì? Các chủ thầu nên nắm rõ những thông tin này để đảm bảo công trình luôn bền bỉ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, hay muốn mua sắt thép hãy liên hệ với Sắt Thép Minh Quân để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng. 

Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:

  • Website: https://satthepminhquan.com.vn
  • Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
  • Điện thoại: 0968.973.689
  • Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
  • Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com