Mỹ đang áp thuế cao đối với các mặt hàng thép và nhôm của Việt Nam

mot-so-ung-dung-cua-thep-ong-trong-cuoc-song

Gần đây đã có thông tin Mỹ đang chuẩn bị áp thuế cao đối với các mặt hàng sắt thép với các quốc gia trên thế giới. Đại diện hiệp hội thép Việt Nam cho biết quy định này của bộ thương mại Mỹ là không hợp lý và không đúng với quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Ngành thép Việt Nam đang càng ngày càng phải đối mặt với nhiều những khó khăn. Bởi vì một số các thị trường nước ngoài đang gây ra một số những sức ép khá lớn, có thể gây nguy cơ mất đi 1 số những thị phần xuất khẩu thép ra nước ngoài.

Mục Lục

my-dang-ap-thue-cao-doi-voi-cac-mat-hang-thep-va-nhom-cua-viet-nam

Theo như đánh giá của hiệp hội thép Việt Nam thì việc sử dụng biện pháp đánh thuế của bộ thương mại Mỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất và kinh doanh của các nước sản xuất thép trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Hiện tại Mỹ đang là một thị trường lớn mà Việt Nam đang hướng đến, mất đi thị trường này tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình kinh doanh sắt thép trong nước hiện nay. Tuy nhiên tính về lâu dài thì đã mất đi một thị trường lớn để tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.

Để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, tổng thống Donald Trump đang tuyên bố sẽ áp mức thuế cai đối với thép và nhôm nhập khẩu. Các văn bản về mức thuế nhập khẩu sẽ dự kiến áp dụng là từ 25% đối với thép và 10% đối với nhôm có thể được ký sớm nhất có thể.

Vào tháng 2 thì Bộ thương mại Hoa Kỳ đã gửi báo cáo hối thúc tổng thống Mỹ áp dụng ngay thuế cao hoặc hạn ngạch đối với các sản phẩm nhôm, thép nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bộ thương mại Hoa Kỳ đã đề xuất ra ba sự lựa chọn

– Thứ nhất: Sẽ áp dụng mức thuế 24% đối với tất cả các sản phẩm thép và 7,7% đối với các sản phẩm nhôm nhập khẩu đến từ các quốc gia.

– Thứ 2: Áp dụng mức thuế 53% đối với sản phẩm thép nhập khẩu đến từ 12 quốc gia củ thể trong đó có Việt Nam và mức thuế 23,6% đối với các sản phẩm nhôm từ năm quốc gia trong đó vẫn có Việt Nam. Đồng thời cũng áp đặt hạn ngạch hạn chế với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác có xuất khẩu thép và nhôm đến Mỹ hồi năm ngoái.

– Thứ 3: Cắt giảm thép nhập khẩu vào Mỹ theo tỷ lệ dựa trên mức nhập năm 2017.

Với tình hình này Việt Nam là một trong những các quốc gia sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp tự quyết định của Mỹ.

Một khi giá thuế tăng cao sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải nâng giá sản phẩm và từ đó rất khó để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với quyết định này của bộ thương mại Mỹ thì hiệp hội thép Việt Nam cũng đã gửi thư lên bộ thương mại Hoa Kỳ với yêu cầu là dừng áp thuế đối với các mặt hàng thép và nhôm của Việt Nam.

Theo như ông Sưa thì việc áp thuế như vậy là không theo thông lệ của nước Mỹ, đặc biệt áp dụng mục 232 của đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 là không phù hợp với nghị định chung của tổ chức thương mại thế giới WTO.

my-dang-ap-thue-cao-doi-voi-cac-mat-hang-thep-va-nhom-cua-viet-nam-1

“Hiện chúng tôi vẫn chưa thể nói trước được điều gì về quyết định cuối cùng của Mỹ nhưng chúng ta cần phải tìm cách cố gắng đấu tranh và tận dụng các luật lệ quốc tế để yêu cầu phía Mỹ dừng áp thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm của Việt Nam; trong trường hợp cần thiết có thể kiện Mỹ ra WTO”, Phó chủ tịch VSA nhìn nhận.

Trong thời gian vừa qua, thép Việt cũng đã chịu không ít áp lực từ phía Mỹ, một thị trường xuất khẩu thép lớn của Việt Nam, chiếm tới hơn 11%.

Cụ thể, vào giữa tháng 1/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định sơ bộ trong vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với tôn mạ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ này khẳng định Việt Nam có lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với hai sản phẩm thép, cho rằng các sản phẩm này được nhập từ Trung Quốc qua Việt Nam sau đó xuất khẩu sang Mỹ.

Thông báo chính thức được dự kiến đưa ra vào ngày 16/2/2018; tuy nhiên Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã lùi thời điểm đưa ra quyết định chính thức sang tháng 6 năm nay.

Phó chủ tịch VSA cho biết động thái này diễn ra trong bối cảnh các sản phẩm thép của Trung Quốc giảm mạnh khi bị Mỹ áp 14 loại thuế chống bán phá giá và 10 loại thuế tự vệ trong hai năm 2016 và 2017; trong khi thép của Việt Nam xuất sang quốc gia này tăng lên nhanh chóng. Do đó, Mỹ nghi ngờ Việt Nam nhập thép Trung Quốc và sau đó xuất khẩu sang thị trường này.

Trong văn bản gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, VSA cho biết Việt Nam có nhập nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc khi chưa có nhà máy sản xuất thép cuộn cán nóng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư hàng trăm triệu USD với dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm thép cán nguội và tôn mạ có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ, Nhật Bản, tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng đáng kể trong quá trình sản xuất chứ không phải chỉ chế biến qua loa để xuất khẩu sang Mỹ.

Trong vấn đề này, ông Sưa khẳng định Việt Nam dễ dàng giải quyết được vì từ năm nay đã có thể sản xuất đủ số lượng thép cuộn cán nóng để sản xuất các sản phẩm thép khác, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ 100% Việt Nam.

Đồng thời đại diện VSA cũng khẳng định thông tin cho rằng 90% thép Việt Nam vận chuyển sang Hoa Kỳ được sản xuất tại Trung Quốc là không chính xác.

Ông Sưa cho biết, Chính phủ Mỹ hiện vẫn đang tiếp tục điều tra nhưng Hiệp hội Thép và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu và tìm sâu hơn về luật lệ của Mỹ cũng như luật quốc tế để sẵn sàng ứng phó và thực hiện các biện pháp cần thiết.

Phó chủ tịch Hiệp hội Thép nhìn nhận, hiện nay ngành thép Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển, trong đó có mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5 – 6,7% của Chính phủ, nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản sẽ được triển khai trong năm nay. Chính những điều này sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng thép trong nước.

Tuy nhiên, ông Sưa cho rằng bên cạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước, các doanh nghiệp thép Việt cần phải vươn xa hơn và đứng vững trên thị trường quốc tế.

Để có thể làm được điều này, lãnh đạo Hiệp hội Thép khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam cần tìm hiểu thật kỹ thị trường xuất khẩu, phân nhỏ thị trường, tránh xuất khẩu tập trung đồng thời phải không ngừng nỗ lực nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng của sản phẩm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CÔNG TY TNHH SẮT THÉP MINH QUÂN
  • Địa chỉ: 131/12/4A Đường Tân Chánh Hiệp 18, Khu phố 8 Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM.
  • Điện thoại: Mr Bình 0949.267.789.
  • Email: satthepminhquan@gmail.com.

Rất hận hạnh phục vụ quý khách!