Thép HRC là loại vật liệu quan trọng, được sử dụng để sản xuất ống thép, tôn mạ, các sản phẩm cơ khí và gia công chi tiết trong nhà xưởng. Mặc dù có nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi, nhưng vẫn có không ít người chưa hiểu rõ về loại thép này. Trong bài viết dưới đây, Sắt Thép Minh Quân sẽ giải đáp chi tiết thép HRC là gì? Đặc điểm, ứng dụng, quy trình sản xuất của loại thép này.
Thép HRC là thép gì?
HRC là thép tấm cuộn cán nóng có chiều rộng từ 1500 đến 2000mm. Khi sản xuất, loại thép này có bề mặt màu xanh xám, nhập khẩu về Việt Nam thép sẽ có màu vàng do tác động của môi trường biển trong quá trình vận chuyển.
Thông số kỹ thuật thép cuộn cán nóng HRC :
- Đường kính cuộn: 500 – 2500mm
- Chiều dài cuộn: 500 – 2000m
- Chiều ngang: 300 – 1500mm
- Độ dày: 0.7mm – 10.0mm
- Trọng lượng cuộn: 24 – 40 tấn
- Mác thép: CT3, ST12, SPHC, SPCC, DC04, DX51D, DC01, Q235, SS400,…
- Tiêu chuẩn: ASTM A653, EN10143, JIS 3302.
- Xuất xứ: Việt Nam, Nga, Trung, Nhật,, Đài Loan.
Thép HRC là viết tắt của từ gì?
HRC (Hardness Rockwell C) là đơn vị đo độ cứng được sử dụng rộng rãi để đánh giá khả năng chống biến dạng của các loại vật liệu, đặc biệt là thép. Với kim nhọn làm bằng kim cương và lực ấn 150kg, máy đo độ cứng Rockwell C sẽ cung cấp chỉ số chính xác về độ cứng của vật liệu. Các loại thép như SKD11, SKD61, SCM440, DC11 được đo độ cứng bằng phương pháp này.
Ưu nhược điểm thép cán nóng HRC
Những ưu điểm và nhược điểm của thép cuộn HRC:
- Ưu điểm: Thép sở hữu độ dẻo dai và khả năng chịu lực vượt trội, dễ dàng uốn cong, tạo hình theo yêu cầu thiết kế. Quy trình sản xuất hiện đại giúp loại bỏ gần như hoàn toàn các tạp chất, đảm bảo chất lượng đồng đều. Đặc biệt, khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt tốt giúp thép cuộn HRC thích hợp ứng dụng trong mọi điều kiện, giúp tăng tuổi thọ công trình.
- Nhược điểm: Quá trình cán mỏng yêu cầu kỹ thuật cao và sự tỉ mỉ của người thợ để tránh các lỗi như bong tróc, nứt gãy. Ngoài ra, chi phí sản xuất thép cuộn cán nóng HRC thường cao hơn so với một số loại thép khác do yêu cầu về chất lượng và công nghệ.
>>> Xem thêm: Thép tấm chống trượt chất lượng cao, chính hãng, giá tốt
Thép HRC dùng để làm gì? Ứng dụng của thép
Thép cuộn cán nóng HRC không chỉ nổi bật bởi khả năng chịu nhiệt mà còn sở hữu độ bền cao, tính dẻo dai và chống ăn mòn tốt. Nhờ những ưu điểm này, thép được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như:
- Ngành ô tô: Tạo khung và sàn xe cứng cáp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Xây dựng: Làm vật liệu cho các công trình chịu lực, tăng cường độ bền cho kết cấu.
- Công nghiệp: Sản xuất các thiết bị, máy móc hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt.
- Hạ tầng: Xây dựng đường giao thông, cầu cống, bồn bể, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng.
Quy trình sản xuất thép cuộn HRC
Quá trình sản xuất thép cuộn HRC khá phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn, những khối quặng thô đã được biến đổi thành cuộn HRC có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ngành công nghiệp. Dưới đây là các bước chi tiết trong quá trình sản xuất loại thép này:
Bước 1: Xử lý quặng
Thép cán nóng HRC được sản xuất từ quặng khai thác, thường là quặng sắt và các chất phụ gia khác. Các chuyên gia sẽ sàng lọc và thu gom nguyên liệu thô, sau đó nung chảy chúng ở nhiệt độ cao để chuyển hóa thành dạng lỏng.
Bước 2: Nung thép nóng chảy
Sau khi nung chảy, nguyên liệu sẽ được đưa vào lò nung hoặc lò hồ quang điện. Tại đây, các tạp chất không mong muốn sẽ được loại bỏ. Quy trình điều chỉnh thành phần hóa học của thép phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm.
Bước 3: Đúc phô
Kim loại nóng chảy được chuyển đến lò đúc phôi, nơi sẽ được rèn thành các dạng phôi khác nhau:
- Phôi thanh: Dạng tiết diện như 100×100, 125×125, 150×150 với độ dài từ 6-12m, được dùng cho thép cuộn và sản phẩm xây dựng.
- Phôi phiến: Sản xuất thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội và thép tấm cán nóng.
- Phôi bloom: Thay thế cho phôi thanh và phôi phiến tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể.
Bước 4: Cán thép thành phẩm
Sau khi đúc, phôi thép được chuyển đến các nhà máy cán để chế tạo thành phẩm:
- Nhà máy thép hình (Section Mill): Cán thành các sản phẩm như thép thanh, thép ray, thép hình chữ I, H, V.
- Nhà máy thép (Wire Rod Mill): Chế tạo thép cuộn trơn.
- Nhà máy thép tấm (Plate Mill): Sản xuất thép tấm cán nóng.
- Nhà máy thép cán nóng (Hot Strip Mill): Chuyển hóa phôi thành thép cuộn cán nóng (HRC).
Toàn bộ quy trình được thực hiện bằng thiết bị công nghệ cao, đảm bảo tính chính xác và chất lượng sản phẩm. Thép cuộn HRC sau khi cán sẽ được xử lý chống oxy hóa để bảo vệ khỏi các tác động xấu từ môi trường.
Giá thép HRC hôm nay
Giá thép cán nóng HRC chịu tác động của nhiều yếu tố, từ nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu(Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) đến công nghệ sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, việc đầu tư vào thép cuộn HRC chất lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài. Khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Hãy liên hệ với Sắt Thép Minh Quân để câp nhật chi tiết giá thép HRC hôm nay.
Trên đây, Sắt Thép Minh Quân đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết nhất về thép cuộn HRC, giúp quý khách hàng có cái nhìn toàn diện về sản phẩm này. Với kinh nghiệm dày dặn, Sắt Thép Minh Quân tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp thép chất lượng cao, phù hợp với mọi công trình. Hãy để chúng tôi tư vấn giúp bạn lựa chọn được sản phẩm thép HRC tối ưu, đảm bảo chất lượng cao và giá cả hợp lý.
Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:
- Website: https://satthepminhquan.com.vn
- Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
- Điện thoại: 0968.973.689
- Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
- Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com