Công thức tính cốt thép dầm và cách tính đơn giản nhất

Công thức tính cốt thép dầm

Trong xây dựng, việc tính toán cốt thép dầm là bước quan trọng để đảm bảo độ bền và an toàn cho các công trình. Cốt thép đóng vai trò chịu lực cho dầm, kháng lại các tác động từ tải trọng và yếu tố môi trường. Để thiết kế hợp lý, bạn cần nắm vững công thức tính cốt thép dầm, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả. Trong bài viết này, Sắt Thép Minh Quân sẽ hướng dẫn bạn cách tính khối lượng cốt thép dầm đơn giản, dễ áp dụng trong thực tiễn.

Công dụng thép dầm trong xây dựng

Dầm là một trong những kết cấu chủ chốt trong xây dựng, đóng vai trò chịu lực và định hình cho công trình. Chúng giúp phân bổ và chịu tải trọng từ mái, sàn cũng như các bộ phận khác. Hiện nay có 98% dầm được làm từ thép không gỉ, với khả năng uốn dẻo và độ bền cao, giúp tăng cường khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt cho cột bê tông. 

Để đảm bảo hiệu quả thi công, người kỹ sư cần hiểu rõ mục đích sử dụng bê tông và chọn đúng kích thước thép phù hợp. Việc tính toán chính xác thép dầm trước khi đổ bê tông không chỉ giúp tạo khung xương vững chắc cho công trình mà còn nâng cao tuổi thọ và tăng tính thẩm mỹ. 

Dầm trong xây dựng đóng vai trò chịu lực và định hình cho công trình
Dầm trong xây dựng đóng vai trò chịu lực và định hình cho công trình

Các loại dầm sử dụng phổ biến 

Trong quá trình thi công, dầm được chia thành hai loại chính để dễ phân biệt:

  • Dầm chính: Với kích thước từ 200 – 250mm, khoảng cách giữa hai dầm chính thường từ 4 – 6m. Dầm chính đóng vai trò chịu lực chủ yếu, hỗ trợ toàn bộ kết cấu công trình và được đặt ngang hoặc dọc tùy thuộc vào vị trí như sàn, mái hay cầu.
  • Dầm phụ: Là các dầm có kích thước nhỏ hơn dầm chính, có nhiệm vụ phân tán lực và hỗ trợ dầm chính. Chúng được bố trí xung quanh dầm chính để tăng độ ổn định.

Ngoài ra, trong xây dựng còn có nhiều loại dầm khác như dầm sàn, dầm chữ I, dầm chữ V hoặc dầm cơ bản, tùy theo mục đích sử dụng và yêu cầu kết cấu của công trình.

Thép dầm gồm 2 loại phổ biến là dần chính và dầm phụ
Thép dầm gồm 2 loại phổ biến là dần chính và dầm phụ

Công thức tính cốt thép dầm

Để xác định số lượng dầm cần thiết cho công trình, việc tính toán là bước quan trọng nhằm lựa chọn đúng tiết diện thép và đánh giá độ ổn định của kết cấu. Số lượng dầm chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng chịu lực tổng thể của công trình, đảm bảo an toàn và độ bền trong quá trình thi công. Các công thức tính dầm bê tông cốt thép:

Công thức tính dầm bê tông cốt thép tiết diện đơn giản

Công thức tính tiết diện thép đơn giản:

  • Bước 1: Xác định momen uốn (M) của dầm, đây là yếu tố quan trọng cần tính để bắt đầu quá trình thiết kế.
  • Bước 2: Thiết lập các thông số liên quan như cường độ chịu kéo của cốt thép (Rs) và cường độ chịu nén của bê tông (Rb) để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
  • Bước 3: Tính toán số lượng dầm và xác định kích thước cụ thể. Giả sử chiều rộng dầm (b), chiều cao (h), bán kính tiết diện thép (a) và chiều cao hiệu dụng của dầm (h0), ta có thể áp dụng công thức để tính tiết diện thép.
Cách tính số lượng dầm và xác định kích thước cụ thể
Cách tính số lượng dầm và xác định kích thước cụ thể
  • Bước 4: Kiểm tra lại các thông số và đối chiếu với thực tế để đảm bảo tính toán chính xác trước khi triển khai thi công.

Công thức tính diện tích cốt thép dầm dựa vào khả năng chịu lực

Công thức tính cốt thép sàn:

  • Bước 1: Xác định momen uốn (M) cần tính dựa trên tải trọng và điều kiện của công trình.
  • Bước 2: Thiết lập các thông số kỹ thuật như cường độ chịu kéo của thép (Rs) và cường độ chịu nén của bê tông (Rb) để đảm bảo độ chính xác.
  • Bước 3: Tính toán thép dầm dựa vào cấu kiện thực tế. Gọi chiều rộng dầm b, chiều cao h và chiều cao hiệu dụng của bê tông h0. Khả năng chịu uốn của tiết diện được tính bằng công thức: [M] = min(MC , MT) = min(RscA’s(h0 – a’), RsAs(h0 – 0.5xo) + Rbbxo(h0 – 0.5xo))
  • Bước 4: Kiểm tra và xác nhận lại các thông số để đảm bảo tính phù hợp với thực tế trước khi bắt đầu thi công.

Lưu ý khi áp dụng công thức tính cốt thép dầm

Lượng thép trong dầm cần phải được tính toán chính xác, đảm bảo nằm trong khoảng từ 0.05% đến 0.6% so với tiết diện dầm. Nếu lượng thép quá ít, dầm sẽ không đủ khả năng chịu lực, còn nếu quá nhiều, thép không phát huy hết công dụng, gây lãng phí.

Đối với cùng một tiết diện dầm, khi dầm được đặt theo phương đứng, độ cứng của dầm có thể tăng gấp 4 lần, đồng nghĩa với việc khả năng chịu lực cũng được cải thiện đáng kể. Vì vậy, trong thiết kế, chiều đứng (h) của dầm thường lớn hơn chiều rộng (b) để tối ưu hóa khả năng chịu lực.

Tính cốt thép dầm đảm bảo nằm trong khoảng từ 0.05% đến 0.6% so với tiết diện 
Tính cốt thép dầm đảm bảo nằm trong khoảng từ 0.05% đến 0.6% so với tiết diện

Lời kết

Công thức tính cốt thép dầm không quá phức tạp, chỉ cần người thi công nắm rõ kỹ thuật và thiết kế của công trình, họ có thể dễ dàng hình dung tổng thể quá trình tính toán. Đối với những kỹ sư có kinh nghiệm, chỉ cần nhìn vào các thông số có thể nhanh chóng xác định tính chính xác của công thức, thay vì phải tiến hành thử nghiệm nhiều lần. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào về cách tính khối lượng cốt thép dầm, hãy liên hệ với Sắt Thép Minh Quân để được giải đáp nhanh chóng. 

Sắt thép Minh Quân là đơn vị chuyển cung cấp các loại sắt thép chất lượng cao. Các chủ thầu có nhu cầu mua sắt thép hãy liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau để được tư vấn chi tiết. 

Thông tin liên hệ công ty TNHH Sắt Thép Minh Quân:

  • Website: satthepminhquan.com.vn
  • Địa chỉ: 131/12/4A đường Tân Chánh Hiệp 18, khu phố 8, phường Tân chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam
  • Điện thoại: 0968.973.689
  • Hotline: 0949.267.789 (Mr. Bình)
  • Email: hoadon.satthepminhquan@gmail.com